back to top
Chủ Nhật, Tháng Năm 5, 2024
HomeGiáo DụcBệnh cảm tả: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng và điều...

Bệnh cảm tả: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng và điều trị

Bệnh cảm tả là gì? Bệnh gây ra do đâu? Bệnh biểu hiện như thế nào? Các biện pháp phòng và điều trị bệnh ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về bệnh cảm tả nhé.

Tổng quan về bệnh cảm tả

Bệnh cảm tả còn được biết đến với cái tên khác như bệnh tả, thổ tả. Cảm tả là một nhiễm trùng đường ruột cấp tính, do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây nên. Bệnh lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua phân của người bệnh. Đặc điểm lâm sàng của bệnh ở thể điển hình là tiêu chảy dữ dội và nôn liên tục dẫn đến rối loạn nước và điện giải trầm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Bất cứ ai cũng có thể bị cảm tả. Tuy nhiên, dịch bệnh hay xảy ra ở những địa phương có tập quán sinh hoạt ăn uống lạc hậu, các khu sinh hoạt tập thể. Bệnh chủ yếu xảy ra vào mùa xuân hè.

Cảm tả được chia làm các thể bệnh sau:

  • Thể tả không triệu chứng: Người bệnh nhiễm phẩy khuẩn tả nhưng không có triệu chứng của bệnh.
  • Thể nhẹ: Giống như tiêu chảy thông thường, không có dấu hiệu mất nước, trụy mạch. Người bệnh có thể ngừng nôn, tiêu chảy nhờ phản ứng tốt của cơ thể.
  • Thể điển hình: Diễn biến nhanh chóng, cấp tính với triệu chứng điển hình là tiêu chảy liên tục và nôn mửa.
  • Thể tối cấp: Ở thể này thời kỳ khởi phát thường rất ngắn, diễn ra nhanh, trụy mạch ngay và tử vong trong vòng 1 – 3 giờ.
  • Thể tả ở trẻ em: Đa số các trường hợp chỉ gây tiêu chảy nhẹ, có thể kèm theo sốt nhẹ.
  • Thể tả ở người già: Gây mất nước nặng, dù bù nước và điện giải đầy đủ nhưng người bệnh vẫn có thể phải đối mặt với biến chứng suy thận.
Bệnh cảm tả: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng và điều trị 1Bệnh tả có thể trở thành đại dịch nếu không được kiểm soát tốt

Nguyên nhân gây bệnh cảm tả

Cảm tả gây ra bởi phẩy khuẩn tả, có tên khoa học là Vibrio cholerae. Loại vi khuẩn này có kích thước ngắn, hình hơi cong như dấu phẩy, bắt màu gram âm, di động nhanh nhờ lông ở một cực và không sinh nha bào. Trong môi trường thích hợp như nước, thức ăn, các động vật biển… phẩy khuẩn tả có thể sống được vài ngày, thậm chí là 2 – 3 tuần. Vi khuẩn tả dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 80 độ C trong vài phút, bởi hóa chất thông thường và môi trường acid.

Tham Khảo Thêm:  Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em

Vi khuẩn tả không sống lâu ở dạ dày bởi ở đó có độ acid khá cao. Do vậy, người bệnh phải nhiễm một số lượng lớn phẩy khuẩn tả hoặc dịch dạ dày giảm toan mới dễ mắc bệnh cảm tả.

Cơ chế gây bệnh: Sau khi đi qua dạ dày, xuống tá tràng, vi khuẩn tả bao phủ toàn bộ bề mặt tá tràng rồi đến khu trú tại ruột non. Vi khuẩn tả phát triển tại chỗ, giải phóng độc tố ruột, gây ra sự tăng gấp bội quá trình vận chuyển nước và điện giải từ trong tế bào ra lòng ruột non. Việc khối lượng nước tiết ra quá lớn, vượt khả năng tái hấp thu tại ruột già dẫn đến tình trạng tiêu chảy dữ dội. Hậu quả dẫn đến cơ thể mất nước nghiêm trọng kèm theo mất các điện giải.

Bệnh cảm tả: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng và điều trị 2Phẩy khuẩn tả là nguyên nhân gây ra bệnh cảm tả

Triệu chứng của bệnh cảm tả

Bệnh cảm tả có nhiều thể khác nhau. Mỗi thể tả sẽ có các triệu chứng khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu chỉ đề cập đến triệu chứng của thể điển hình:

Thời kỳ ủ bệnh: Khi nhiễm phẩy khuẩn tả, thời gian ủ bệnh thường kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Trong thời kỳ này, người bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng.

Thời kỳ khởi phát: Thời kỳ này thường diễn ra rất nhanh, không quá 24 giờ. Lúc này, người bệnh có thể có một số biểu hiện như đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy vài lần.

Thời kỳ toàn phát: Có 3 dấu hiệu cơ bản bao gồm tiêu chảy, nôn, rối loạn nước và điện giải. Cụ thể:

  • Tiêu chảy: Người bệnh tiêu chảy dữ dội và liên tục. Số lần đi từ 20 – 50 lần/ngày, thậm chí là không đếm được. Không mót rặn, không đau quặn bụng. Đặc điểm của phân tả bao gồm phân toàn nước, có thể trắng như nước vo gạo, có thể có lẫn các hạt màu trắng như gạo, chứa phẩy khuẩn tả, có mùi tanh và không thối.
  • Nôn: Thường nôn liên tục.
  • Mất nước và điện giải: Đây là hậu quả của tiêu chảy và nôn liên tục, mặt hốc hác, mắt lõm, đầu chi tím lạnh. Người bệnh gầy sút nhanh, hạ thân nhiệt (có thể dưới 35 độ C). Chuột rút, co cơ bắp gây đau cho người bệnh, đầu tiên ở bắp chân sau lan lên đùi, bụng, ngực, ngón tay và ngón chân.
Tham Khảo Thêm:  10+ bài văn tả cơn mưa lớp 5 ngắn gọn đạt điểm 9,5

Trường hợp nặng, người bệnh có thể sốc do giảm thể tích với các biểu hiện huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thiểu niệu hoặc vô niệu. Người bệnh vẫn có thể tỉnh táo, nói thều thào.

Thời kỳ hồi phục: Bệnh cảm tả diễn biến trong vòng từ 1 – 3 ngày. Nếu được bù nước và điện giải tốt, điều trị kháng sinh sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục.

Bệnh cảm tả: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng và điều trị 3Nôn liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh cảm tả

Phương pháp điều trị bệnh tả

Nguyên tắc trong điều trị bệnh tả bao gồm: Cách ly người bệnh nhiễm phẩy khuẩn tả, bổ sung nước và điện giải một cách nhanh chóng, đầy đủ, sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Các phương pháp điều trị bệnh tả cụ thể:

Bù nước và điện giải

Để bù nước và điện giải cho người bệnh một cách chính xác, trước hết cần đánh giá tình trạng mất nước của người bệnh.

  • Trường hợp người bệnh chưa có dấu hiệu mất nước, cần khuyến khích người bệnh uống oresol hoặc các dung dịch thay thế như nước cháo loãng, nước dừa non pha thêm ít muối…
  • Trường hợp người bệnh có dấu hiệu mất nước, cần bù nước và điện giải cho người bệnh bằng cách uống oresol hoặc truyền dịch.
  • Trường hợp người bệnh có dấu hiệu mất nước nặng hoặc không uống được cần bù dịch bằng đường tĩnh mạch. Theo dõi sát tốc độ truyền. Khi mạch và huyết áp trở về mức ổn định cần giảm tốc độ truyền, chú ý phát hiện dấu hiệu phù phổi cấp.
Bệnh cảm tả: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng và điều trị 4Người bệnh cảm tả cần được bổ sung nước và điện giải

Điều trị bằng kháng sinh

Việc điều trị bằng kháng sinh giúp tiêu diệt phẩy khuẩn tả gây bệnh. Vậy cảm tả uống thuốc gì? Một số nhóm kháng sinh phổ biến được chỉ định trong điều trị cảm tả bao gồm:

  • Azithromycin: Có thể dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi mắc bệnh cảm tả.
  • Chloramphenicol: Dùng liên tục trong 3 ngày.
  • Fluoroquinolon: Dùng trong 3 ngày, uống 2 lần/ngày.
Tham Khảo Thêm:  Tập làm văn lớp 5: Lập dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em (8 mẫu) Dàn ý bài văn tả cảnh lớp 5

Mặc dù người bệnh cảm tả bị tiêu chảy nặng, song tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột như opizoic, atropin…

Phương pháp phòng bệnh cảm tả

Bệnh cảm tả nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt sẽ lây lan ra cộng đồng hình thành đại dịch. Việc chủ động phòng bệnh là biện pháp tối ưu nhất giúp ngăn ngừa bệnh tả. Để phòng tránh bệnh tả, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng.
  • Mỗi hộ gia đình cần có ít nhất 1 nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi vệ sinh bừa bãi. Đối với những gia đình có người bị tiêu chảy cần khử trùng tẩy uế nhà vệ sinh sau khi người bệnh đi tiêu.
  • Duy trì thói quen ăn chín, uống sôi. Đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Đảm bảo nguồn nước uống và nước sinh hoạt phải sạch sẽ.
  • Khi phát hiện trường hợp bị tiêu chảy cấp cần phải nhanh chóng báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được khám, cách ly và điều trị kịp thời.
  • Tuyên truyền, giáo dục những kiến thức về bệnh cảm tả, tiêu chảy cấp cho cộng đồng để mọi người hiểu và có thể chủ động phòng tránh bệnh tả.
Bệnh cảm tả: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng và điều trị 5Rửa tay sạch với xà phòng là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tả

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh cảm tả và cách điều trị mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu hơn về bệnh cảm tả, nguyên nhân gây bệnh cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh cảm tả để có thể chủ động phòng tránh bệnh. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh để trang bị thêm cho họ những kiến thức về căn bệnh này nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: medlatec.vn

Bạch phát Ba
Bạch phát Ba
Tiểu sử của Thầy Phong Thủy Bạch Tam Ba Sự Khởi Đầu: Thầy Phong Thủy Bạch Tam Ba, với tên thật là Nguyễn Văn Ba, sinh ra và lớn lên trong một làng quê bình dị ở Việt Nam. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã thể hiện sự quan tâm và niềm đam mê đặc biệt đối với các nguyên tắc và tri thức của phong thủy. Hành Trình Học Vấn: Sau khi hoàn thành bậc học trung học, Bạch Tam Ba quyết định tìm kiếm kiến thức chuyên sâu về phong thủy. Anh theo đuổi học vấn tại các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu phong thủy uy tín. Bằng sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng, anh trở thành một chuyên gia phong thủy được nhiều người tôn trọng. Sứ Mệnh và Sự Nghiệp: Sau khi hoàn tất quá trình học vấn, Thầy Bạch Tam Ba quay về làng quê của mình để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng. Anh mở một văn phòng tư vấn phong thủy và nhanh chóng thu hút sự quan tâm từ nhiều người dân trong và ngoài vùng. Tầm Ảnh Hưởng: Với kiến thức sâu rộng và tư duy sáng tạo, Thầy Bạch Tam Ba đã giúp hàng trăm gia đình và doanh nghiệp tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống và làm việc của họ. Ông cũng là một diễn giả nổi tiếng, thường xuyên tham gia các sự kiện, hội thảo để chia sẻ kiến thức và truyền cảm hứng cho người khác. Tầm Quan Trọng: Thầy Bạch Tam Ba không chỉ là một chuyên gia phong thủy uy tín mà còn là một người thầy, một người hướng dẫn và nguồn cảm hứng cho nhiều người. Sứ mệnh của anh là tạo ra sự hài hòa và thịnh vượng cho mọi người thông qua áp dụng đúng đắn các nguyên lý phong thủy trong cuộc sống hàng ngày.
RELATED ARTICLES

Liên Kết hữu ích

- Advertisment -Dự báo thời tiết hôm nay

Most Popular

Recent Comments