back to top
Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
HomeKhám PháMãn nhãn với màn cưỡi ngựa bắn cung đỉnh cao tại lễ...

Mãn nhãn với màn cưỡi ngựa bắn cung đỉnh cao tại lễ hội Yabusame

Yabusame (流鏑馬) là một loại hình bắn cung cưỡi ngựa trong bắn cung truyền thống của Nhật Bản. Đây là một nghi thức bắn cung đã có từ lâu đời và vẫn còn được duy trì đến ngày nay như một nghi thức biểu diễn trong các lễ hội truyền thống.

Lịch sử của lễ hội Yabusame

Những chiến binh cưỡi ngựa và sử dụng cung từ rất lâu trong lịch sử Nhật Bản, hơn 1500 năm trước đây. Vào thời Heian (794-1185), những cuộc thi đấu giữa các cung thủ thường được tổ chức mỗi ngày.

Nhưng mãi đến thế kỷ 12, khi Minamoto Yoritomo (người lập ra Mạc phủ Kamakura) quan tâm đến vấn đề các cấp độ kỹ năng của các Samurai, Yabusame mới được ra đời. Yabusame lúc bấy giờ như một cách để Samurai học hỏi và luyện tập.

Mãn nhãn với màn cưỡi ngựa bắn cung đỉnh cao tại lễ hội Yabusame - 1

Yabusame lúc bấy giờ như một cách để Samurai học hỏi và luyện tập (Ảnh: Kilala).

Từ thế kỷ 16, với sự du nhập của vũ khí thuốc súng vào Nhật Bản từ châu Âu, Yabusame ngày càng ít phổ biến hơn và dần dần biến mất. Đến thời Edo, Yabusame mới được hồi sinh. Yabusame ở thời kỳ này nghiêng theo hướng kỷ luật tinh thần cho các Sarumai chứ không còn để phục vụ cho việc quân sự.

Điều này đã làm Yabusame mang tính “nghệ thuật” nhiều hơn. Samurai thời Edo cũng trau dồi bản thân qua trà đạo, làm thơ, tập luyện những môn võ khác.

Tham Khảo Thêm:  Tử vi thứ Năm ngày 30/11/2023 của 12 cung hoàng đạo
Mãn nhãn với màn cưỡi ngựa bắn cung đỉnh cao tại lễ hội Yabusame - 2

Hiện Yabusame được xem như một nghi lễ tôn giáo (Ảnh: Kilala).

Ngày nay, Yabusame được xem như một nghi lễ tôn giáo chứ không còn là một giải đấu. Yabusame được tổ chức vào ngày 16 tháng 9 hằng năm tại đền Tsurugaoka Hachimangu ở thành phố Kamakura. Còn ở Tokyo, bạn có thể đến đền Meiji Jungu tận mắt xem các cung thủ thi đấu vào ngày 3 tháng 11. Ngày trước, chỉ những chiến binh Samurai mới được chọn để tham gia, nhưng ngày nay, nữ giới cũng có cơ hội góp mặt.

Yabusame được thực hiện ở các sự kiện hay các nghi lễ đặc biệt của Nhật Bản. Trong một số buổi tiếp đón các chức sắc nước ngoài, Yabusame cũng được trình diễn. Ngoài ra, Yabusame còn được biểu diễn ở nước ngoài như Vương quốc Bahrain hay Vương quốc Hồi giáo Oman. Vào ngày 24 tháng 4 năm 2015, Tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ đã đến thăm đền Meiji Jingu và xem Yabusame trong chuyến thăm Nhật Bản của ông.

Mãn nhãn với màn cưỡi ngựa bắn cung đỉnh cao tại lễ hội Yabusame - 3

Yabusame được thực hiện ở các sự kiện hay các nghi lễ đặc biệt của Nhật Bản (Ảnh: Kilala).

Các hoạt động trong lễ hội Yabusame

Nhiệm vụ của cung thủ trong lễ hội là phải cưỡi ngựa với tốc độ cao trên con đường dài khoảng 208m đến 255m, sau đó họ sẽ bỏ dây cương ngựa và sử dụng cả hai tay để bắn, vì vậy họ phải chỉ dựa vào đầu gối để điều khiển ngựa. Điều này yêu cầu họ phải có thể lực tốt và kỹ năng khéo léo để chỉ dùng chân để trụ vững trên lưng ngựa.

Tham Khảo Thêm:  Giải mã sinh ngày 5/8 cung gì? Bật mí vận mệnh, sự nghiệp của người sinh cung này
Mãn nhãn với màn cưỡi ngựa bắn cung đỉnh cao tại lễ hội Yabusame - 4

Nhiệm vụ của cung thủ trong lễ hội là phải cưỡi ngựa với tốc độ cao trên con đường dài khoảng 208m đến 255m (Ảnh: Kilala).

Một loại cung của Nhật Bản có tên là Yumi sẽ được sử dụng trong lễ hội. Cung thủ sẽ phải bắn 3 mũi tên vào 3 mục tiêu. Họ hô lên “In, Yo, In, Yo” khi bắn. Câu hô này có nghĩa là bóng tối và ánh sáng, hai sức mạnh vũ trụ đối lập trong Thần đạo.

Vì đầu mũi tên tròn nên sẽ tạo âm thanh lớn khi mũi tên trúng vào tấm bia bằng gỗ để người xem có thể nghe thấy âm thanh rõ ràng. Bắn trúng 1 mục tiêu đã khó nên rất ít người bắn trúng được cả ba mục tiêu. Thời gian để chạy trên toàn bộ quãng đường là 20 giây và điểm được tính theo số mục tiêu bắn trúng.

Mãn nhãn với màn cưỡi ngựa bắn cung đỉnh cao tại lễ hội Yabusame - 5

Cung thủ thực hiện tốt nhất được trao một tấm vải trắng (Ảnh: Kilala).

Những người cung thủ cạnh tranh không phải vì tiền, mà vì danh dự. Cung thủ thực hiện tốt nhất được trao một tấm vải trắng, biểu thị sự ưu ái của thần thánh. Tinh thần anh dũng và oai hùng được thể hiện qua Yabusame giúp nó không chỉ dừng lại ở một lễ hội mà đã chiếm được sự quan tâm của nhiều người trên thế giới.

Bạch phát Ba
Bạch phát Ba
Tiểu sử của Thầy Phong Thủy Bạch Tam Ba Sự Khởi Đầu: Thầy Phong Thủy Bạch Tam Ba, với tên thật là Nguyễn Văn Ba, sinh ra và lớn lên trong một làng quê bình dị ở Việt Nam. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã thể hiện sự quan tâm và niềm đam mê đặc biệt đối với các nguyên tắc và tri thức của phong thủy. Hành Trình Học Vấn: Sau khi hoàn thành bậc học trung học, Bạch Tam Ba quyết định tìm kiếm kiến thức chuyên sâu về phong thủy. Anh theo đuổi học vấn tại các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu phong thủy uy tín. Bằng sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng, anh trở thành một chuyên gia phong thủy được nhiều người tôn trọng. Sứ Mệnh và Sự Nghiệp: Sau khi hoàn tất quá trình học vấn, Thầy Bạch Tam Ba quay về làng quê của mình để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng. Anh mở một văn phòng tư vấn phong thủy và nhanh chóng thu hút sự quan tâm từ nhiều người dân trong và ngoài vùng. Tầm Ảnh Hưởng: Với kiến thức sâu rộng và tư duy sáng tạo, Thầy Bạch Tam Ba đã giúp hàng trăm gia đình và doanh nghiệp tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống và làm việc của họ. Ông cũng là một diễn giả nổi tiếng, thường xuyên tham gia các sự kiện, hội thảo để chia sẻ kiến thức và truyền cảm hứng cho người khác. Tầm Quan Trọng: Thầy Bạch Tam Ba không chỉ là một chuyên gia phong thủy uy tín mà còn là một người thầy, một người hướng dẫn và nguồn cảm hứng cho nhiều người. Sứ mệnh của anh là tạo ra sự hài hòa và thịnh vượng cho mọi người thông qua áp dụng đúng đắn các nguyên lý phong thủy trong cuộc sống hàng ngày.
RELATED ARTICLES

Liên Kết hữu ích

- Advertisment -Dự báo thời tiết hôm nay

Most Popular

Recent Comments