back to top
Chủ Nhật, Tháng Năm 19, 2024
HomeGiáo DụcBảng mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

Bảng mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

Bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh rõ ràng, chi tiết sẽ là “tấm vé” chiêu mộ giúp nhà tuyển dụng tìm được ứng viên, trước tiên là phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, hai là có tiềm năng phát triển đến cấp quản lý, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự của công ty. Trong bài viết này, viecTOP sẽ mang đến những thông tin chi tiết về vị trí nhân viên kinh doanh để giúp các nhà tuyển dụng có thể tham khảo và hoàn thiện bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh một cách hoàn hảo nhất.

Giới thiệu chung về vị trí nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh hay còn được gọi là nhân viên bán hàng (Sales staff) là người đảm nhiệm công việc giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Công việc cụ thể là tìm kiếm khách hàng tiềm năng, sau đó gọi điện thoại tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm dịch vụ.

Ngoài ra, nhân viên kinh doanh còn đảm nhiệm công việc chăm sóc khách hàng đang sử dụng và sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh là nhân sự trực thuộc Bộ phận Sales – Marketing, làm việc dưới sự quản lý của Trưởng phòng kinh doanh tiếp thị. Các KPI thường áp dụng đối với nhân viên kinh doanh là KPI doanh số, KPI tỷ lệ chuyển đổi, KPI về số lượng khách hàng mới, KPI tỷ lệ khách hàng hài lòng,…

>>> Xem thêm: Tìm ứng viên Kinh doanh ở đâu?

Cách nhận diện nhân viên kinh doanh phù hợp

Với góc độ là người tuyển dụng, khi phỏng vấn một nhân sự mới, chúng ta lựa chọn ứng viên phù hợp với văn hóa của công ty, với sản phẩm dịch vụ, đội nhóm. viecTOP sẽ liệt kê một số điều kiện “cần” để đáp ứng nhu cầu của một nhân viên kinh doanh phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp linh hoạt

Là người đại diện cho công ty để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản tốt. Nhờ khả năng giao tiếp lưu loát sẽ giúp họ trình bày rõ ràng về sản phẩm phẩm dịch vụ đến khách hàng, thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng.

Tham Khảo Thêm:  Mô Tả Công Việc Nhân Viên Hành Chính Nhân Sự năm 2024

Kỹ năng phân tích tốt

Kỹ năng phân tích là một trong những kỹ năng cần thiết giúp phần trình bày của nhân viên kinh doanh tăng sức thuyết phục hơn. Phân tích SWOT (Strength – Điểm mạnh, Weakness – Điểm yếu, Opportunity – Cơ hội và Threat – Thách thức) của sản phẩm/dịch vụ để từ đó cung cấp những thông tin có giá trị, giải pháp tối ưu cho khách hàng tiềm năng.

Làm việc khoa học

Kỹ năng quản lý lịch làm việc cá nhân, thời gian ở công ty và ngoài giờ tốt cũng là một trong những yếu tố giúp nhân viên kinh doanh làm việc hiệu quả. Nhân viên kinh doanh sẽ thường xuyên theo dõi tình trạng bán hàng, chăm sóc khách hàng tiềm năng của họ để mang lại hợp đồng cho công ty.

Nhiệt huyết và luôn tạo động lực bản thân

Nhân viên kinh doanh cần giữ thái độ tích cực, tự tin, nhiệt huyết để hướng tới mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu chung của toàn đội nhóm, phòng và cả công ty. Tính cách cởi mở, biết cân bằng cảm xúc, tìm niềm vui trong cuộc sống sẽ giúp họ có thêm động lực trong công việc.

Ham học hỏi, có chí cầu tiến

Luôn thúc đẩy bản thân học hỏi, tìm tòi những giải pháp mới cũng là một tố chất khác mà một nhân viên kinh doanh nên có. Chủ động tìm hiểu sự biến động của thị trường, đối thủ để đúc kết được kinh nghiệm, bài học cho bản thân nhằm mang lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tôn trọng người khác

Các mối quan hệ trong công việc là một trong những yếu tố then chốt giúp nhân viên kinh doanh mở rộng cơ hội kinh doanh. Vì thế, nhân viên kinh doanh cần có khả năng thấu hiểu và tôn trọng với khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, họ cũng nên tôn trọng và đánh giá cao công việc của đồng nghiệp.

Sử dụng các công cụ bán hàng và kỹ năng báo cáo tốt

Nhân viên kinh doanh cần nắm vững vận hành phần mềm lập kế hoạch bán hàng, hệ thống quản lý CRM đang được sử dụng tại doanh nghiệp. Đồng thời biết cách tạo báo cáo tình trạng chăm sóc khách hàng, hợp đồng,… để theo dõi tiến độ thường xuyên.

Chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp bắt nguồn từ cách làm việc cho đến tác phong. Nhân viên kinh doanh nên xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp để có thể thành công trong công việc. Ngoại hình ưa nhìn và phong cách làm việc chỉn chu, nhanh nhẹn trong mọi hoàn cảnh như: làm việc nhóm, làm việc độc lập là hình ảnh đẹp của nhân viên kinh doanh.

Tham Khảo Thêm:  Tập làm văn lớp 5: Tả một loại hoa mà em thích nhất Dàn ý & 93 bài văn tả hoa lớp 5 hay nhất

>>> Xem thêm: Series Phỏng vấn hỏi gì: Nhân viên kinh doanh

Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Tìm kiếm, khai thác nhu cầu khách hàng tiềm năng

  • Khai thác và tìm kiếm thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau để xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng.
  • Sử dụng Email Marketing gửi thông tin về sản phẩm/dịch vụ mới để khách hàng tham khảo hoặc giải đáp các thắc mắc của khách hàng khi có mail phản hồi.
  • Trực tiếp liên hệ với khách hàng tiềm năng từ hệ thống dữ liệu của công ty hoặc danh sách tự tìm kiếm để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, chương trình ưu đãi.
  • Thực hiện hồ sơ, thủ tục ký kết hợp đồng với những khách hàng đồng ý mua sản phẩm dịch vụ.

Chăm sóc khách hàng

  • Chủ động liên hệ với các khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụ để nắm tình hình, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Nhanh chóng giải đáp thắc mắc, phàn nàn từ khách hàng và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.
  • Theo dõi thời hạn hợp đồng để đề xuất khách tái ký hợp đồng.
  • Chủ động cung cấp các thông tin về ưu đãi, khuyến mãi đến khách hàng cũ để họ tham khảo và có thể quay lại và tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • Hoàn thiện thủ tục ký kết hợp đồng mới với những khách hàng cũ tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Triển khai thực hiện hợp đồng

  • Nhân viên kinh doanh phối hợp với các bộ phận kỹ thuật, sản xuất để triển khai thực hiện theo hợp đồng, đảm bảo các yêu cầu của khách.
  • Theo dõi quá trình triển khai hợp đồng, giám sát chất lượng dịch vụ để khách hàng nhận được những giá trị tốt nhất.
  • Phối hợp nhanh với các bộ phận liên quan khắc phục kịp thời, hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách.
Tham Khảo Thêm: 

Các công việc khác

  • Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ.
  • Phối hợp với bộ phận Marketing lên kế hoạch và triển khai các chương trình như: giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới, ưu đãi vào các dịp lễ/Tết, tri ân khách hàng,…
  • Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng khi được công ty tạo điều kiện.
  • Làm các báo cáo công việc theo định kỳ hoặc phát sinh.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận, báo cáo.
  • Thực hiện có công việc khác khi có yêu cầu từ ban quản lý.

Thu nhập của nhân viên kinh doanh là bao nhiêu?

Theo số liệu thống kê từ các trang nghiên cứu thị trường lao động Việt Nam, thu nhập của nhân viên kinh doanh dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng tùy vào yêu cầu công việc, đặc thù sản phẩm/dịch vụ và quy mô doanh nghiệp. Lương cơ bản của nhân viên kinh doanh không cao, các doanh nghiệp thường áp dụng KPI doanh số, nếu đạt sẽ được hưởng 100% lương cơ bản, nếu vượt KPI đề ra sẽ được hưởng 100% lương cơ bản + % doanh thu vượt định mức. Đồng thời, nhân viên kinh doanh còn được phụ cấp tiền điện thoại, xăng xe, gặp gỡ khách hàng,…

Mẫu mô tả công việc của nhân viên kinh doanh được đăng trên viecTOP

Dựa vào bản mô tả mẫu này, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh để tạo ra bản JD nhân viên kinh doanh phù hợp nhất với nhu cầu của công ty. Sau khi hoàn thành, bạn đăng tin trên website tuyển dụng của viecTOP để có thể tiếp cận đến hơn 1000 ứng viên của chúng tôi!

>> Chi tiết bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh của Puzzle Studio xem TẠI ĐÂY.

>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Trên đây, viecTOP vừa chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về yêu cầu, tố chất, kỹ năng, thu nhập và bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh. Nếu bạn là nhà tuyển dụng và đang tìm ứng viên tiềm năng phù hợp với công ty, hãy trải nghiệm ngay trang web tuyển dụng uy tín, hiện đại của viecTOP. Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!

Bạch phát Ba
Bạch phát Ba
Tiểu sử của Thầy Phong Thủy Bạch Tam Ba Sự Khởi Đầu: Thầy Phong Thủy Bạch Tam Ba, với tên thật là Nguyễn Văn Ba, sinh ra và lớn lên trong một làng quê bình dị ở Việt Nam. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã thể hiện sự quan tâm và niềm đam mê đặc biệt đối với các nguyên tắc và tri thức của phong thủy. Hành Trình Học Vấn: Sau khi hoàn thành bậc học trung học, Bạch Tam Ba quyết định tìm kiếm kiến thức chuyên sâu về phong thủy. Anh theo đuổi học vấn tại các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu phong thủy uy tín. Bằng sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng, anh trở thành một chuyên gia phong thủy được nhiều người tôn trọng. Sứ Mệnh và Sự Nghiệp: Sau khi hoàn tất quá trình học vấn, Thầy Bạch Tam Ba quay về làng quê của mình để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng. Anh mở một văn phòng tư vấn phong thủy và nhanh chóng thu hút sự quan tâm từ nhiều người dân trong và ngoài vùng. Tầm Ảnh Hưởng: Với kiến thức sâu rộng và tư duy sáng tạo, Thầy Bạch Tam Ba đã giúp hàng trăm gia đình và doanh nghiệp tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống và làm việc của họ. Ông cũng là một diễn giả nổi tiếng, thường xuyên tham gia các sự kiện, hội thảo để chia sẻ kiến thức và truyền cảm hứng cho người khác. Tầm Quan Trọng: Thầy Bạch Tam Ba không chỉ là một chuyên gia phong thủy uy tín mà còn là một người thầy, một người hướng dẫn và nguồn cảm hứng cho nhiều người. Sứ mệnh của anh là tạo ra sự hài hòa và thịnh vượng cho mọi người thông qua áp dụng đúng đắn các nguyên lý phong thủy trong cuộc sống hàng ngày.
RELATED ARTICLES

Liên Kết hữu ích

- Advertisment -Dự báo thời tiết hôm nay

Most Popular

Recent Comments