back to top
Chủ Nhật, Tháng Năm 19, 2024
HomeGiáo DụcLập dàn ý Tả con đường từ nhà em đến trường lớp...

Lập dàn ý Tả con đường từ nhà em đến trường lớp 5

Lập dàn ý bài tập làm văn lớp 5 tả con đường từ nhà em đến trường được VnDoc sưu tầm, chọn lọc, hướng dẫn cho các bạn đầy đủ chi tiết cách lập và trình bày một bài văn tả cảnh – tả con đường từ nhà em đến trường.

Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em muốn miêu tả: con đường từ nhà đến trường

b) Thân bài: Miêu tả cảnh vật con đường từ nhà đến trường vào thời điểm em yêu thích nhất:

– Tả cảnh con đường từ nhà đến trường:

  • Tả con đường từ nhà đến trường vào buổi sáng:
  • Không khí: mát mẻ, trong lành, thoáng đãng
  • Cây cối: ướt đẫm sương đêm, rung rinh cành lá theo gió sớm
  • Chim chóc: ríu rít chuyền cành, líu lo ca hát
  • Hoa cỏ: vạt hoa dọc đường đi nở rộ, thu hút ong bướm ghé thăm
  • Lòng đường có nhiều lá khô sau một đêm có gió lớn
  • Đèn đường: vẫn chưa kịp tắt, ánh sáng yêu đi trong ánh sáng rực rỡ của mặt trời
  • Hàng quán: các hàng ăn sáng đã mở, tỏa hương thơm nghi ngút, còn các cửa hàng bán quần áo, đồ dùng thì vẫn còn đóng kín
  • Con người: dòng người đi ăn sáng, đi học, đi làm nô nức, đông đúc và nhộn nhịp
  • Học sinh: được bố mẹ đưa đón, tự đi bộ/ đạp xe đến trường trên vỉa hè

– Tả hoạt động của em trên đường từ nhà đến trường:

  • Dừng xe đạp lại để ghé vào mua xôi sáng, xếp hàng theo thứ tự
  • Ngắm nhìn vạt hoa dại ven đường, hàng cây xanh trên vỉa hè
  • Ngắm nhìn chú chim nhỏ ríu rít trên cành cây
  • Chào hỏi các bác hàng xóm cũng đi làm sớm trên đường
  • Gặp mặt bạn bè cũng đi đến trường, kết nhóm cùng nhau đi học

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho con đường từ nhà đến trường mà mình vừa miêu tả

Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường Mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu về con đường từ nhà em đến trường.

Tham Khảo Thêm: 

Gợi ý:

  • Con đường ấy em đi lại đã quen thuộc hay chưa?
  • Con đường có dài không? Đi qua bao ngã rẽ?
  • Em đi đến trường bằng phương tiện gì? Phương tiện đó có ích như thế nào khi em ngắm cảnh đường đến trường?

b) Thân bài: Miêu tả con đường từ nhà đến trường:

– Miêu tả thời tiết:

  • Thời tiết ngày hôm đó như thế nào? (nắng hay mưa, mát mẻ hay nóng nực, lạnh lẽo hay ẩm ướt…)
  • Bầu trời, mây, nắng như thế nào? (màu sắc, độ cao, ánh sáng…)
  • Không khí lúc em đi đến trường ra sao? (trong lành, thơm mùi cốm mới, thơm mùi đồ ăn sáng từ các cửa hàng…)

– Miêu tả khung cảnh trên đường đến trường:

  • Đoạn đường em đi có đặc điểm như thế nào? (có nhiều nhà dân, có nhiều công ty cửa hàng, có công viên, có hồ nước…)
  • Em đi trên vỉa hè hay đi xe ở dưới lòng đường? Em cảm nhận ra sao về đoạn đường mình đi? (bằng phẳng, gồ ghề, lồi lõm, đông tắc…)
  • Cây cối, hoa cỏ trên đường đến trường là những loại nào? Được trồng lâu chưa? Chúng em đến lợi ích gì cho con đường?

– Miêu tả hoạt động của con người:

  • Những người đi trên đường, trên vỉa hè có cảm xúc như thế nào? Dáng vẻ ra sao?
  • Các hàng quán bán đồ ăn sáng có đông đúc không? Không khí ở đó như thế nào?
  • Khi đi đến trường em vừa đi vừa làm gì? Em có gặp các bạn học quen ở đoạn đường gần trường không? Các em đã làm gì khi thấy nhau?

c) Kết bài:

  • Suy nghĩ, cảm nhận của em về vẻ đẹp của con đường đến trường
  • Tình cảm của em dành cho con đường đến trường

Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường Mẫu 3

1. Mở bài:

  • Tuổi thơ của em gắn liền với ngôi nhà, mái trường, dòng sông, đường phố…
  • Con đường em đến trường luôn gắn bó với em.

2. Thân bài:

  • Con đường dài khoảng hai ki-lô-mét, rộng hơn ba mươi mét.
  • Vỉa hè tương đối rộng, được lót gạch.
  • Mặt đường bằng phẳng.
  • Hàng cây hai bên vệ đường xanh tươi.
  • Xe cộ đi trên đường nhộn nhịp, các loại xe đều đi đúng phần đường qui định.
  • Lòng đường bóng loáng vào những buổi trưa hè.
  • Người đi tập thể dục trên vỉa hè rất đông vào buổi tối và sáng sớm.
  • Các cửa hàng và nhà cao tầng ở hai bên đường rất nguy nga, làm tăng vẻ đẹp sầm uất cho con đường
  • Đại lộ về đêm rất sạch đẹp bởi bàn tay lao động của các cô công nhân quét rác.
Tham Khảo Thêm:  Mốt diện đồ rách tả tơi kỳ quặc nhưng vẫn phổ biến

3. Kết bài:

  • Em rất yêu con đường phố quê em.
  • Em thầm biết ơn các bác công nhân vệ sinh đã ngày đêm quét rác cho con đường luôn sạch đẹp.

Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường Mẫu 4

1 Mở bài: Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.

2. Thân bài

a. Tả hình ảnh con đường quen thuộc

– Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp? Đường đất hay đường rải đá? Lát gạch, tráng xi măng…? )

– Những nét riêng quen thuộc.

  • Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào dâm bụt, những ngôi nhà).
  • Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.

b. Con đường vào buổi sáng khi em đi học

  • Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.
  • Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.
  • Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.

3. Kết luận: Tình cảm của em đối với con đường như thế nào?

Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường Mẫu 5

1. Mở bài: Giới thiệu con đường đến trường (Có thể giới thiệu bằng câu cảm hoặc bằng câu văn tả cảnh hoặc bằng một âm thanh).

2. Thân bài:

– Tả chung vẻ đẹp của con đường.

  • Dáng vẻ (hình dáng) của con đường: thẳng tắp hay uốn lượn mềm mại, lượn cong theo xóm làng, sườn núi hay gấp khúc qua những con phố…
  • Màu sắc của con đường so với cảnh vật xung quanh.

-Tả cụ thể những nét đẹp nổi bật của con đường.

  • Nắng sớm trên con đường.
  • Mặt đường (Có thể liên tưởng so sánh mặt đường mấy năm trước, khi mới vào lớp 1, mặt đường những ngày mưa,…)
  • Cảnh vật hai bên đường (thảm cỏ, hàng cây, dòng sông, ruộng vườn hoặc nhà cửa, phố xá,…trong buổi sáng mùa thu này).
Tham Khảo Thêm:  (30+ mẫu) Đoạn văn tả bố của em (hay nhất)

– Đôi nét về hoạt động của con người trên con đường.

  • Học sinh đi học.
  • Các cô bác, anh chị đi làm,…

3. Kết bài: Tình cảm của mình với con đường.

Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường Mẫu 6

1. Mở bài: Giới thiệu tên con đường quen thuộc từ nhà em đến trường. Cho biết thời điểm em định tả (sáng, chiều, đi học, tan học về).

2. Thân bài:

Nếu là đường làng:

Nếu là đường phố:

a. Tả bao quát

  • Dài bao nhiêu cây số. Uốn lượn trong làng băng qua cánh đồng làng.

b. Tả chi tiết

  • Lòng đường: Rộng, hẹp ra sao? Lối mòn trên mặt cỏ.
  • Lề dường: Cây trồng, cột điện như thế nào?
  • Đoạn trong làng: Xuyên qua nhà cửa, vườn cây.
  • Đoạn ngoài đồng: Dòng mương, đồng ruộng bên đường.

c. Đời nét sinh hoạt:

  • Học sinh đến trường. Người ra đồng, kẻ đến chợ.

a. Tả bao quát

  • Đường gì? (Tên đường). Dài bao nhiêu cây số?

b. Tả chi tiết

  • Lòng đường: Rộng hẹp ra sao? Đá đỏ hay rải nhựa.
  • Lề đường: Cây cối, cột đèn, điện thoại.
  • Cảnh hai bên đường: nhà tầng, nhà trệt, phố xá, cửa hàng, cơ quan, xí nghiệp.

c. Đôi nét sinh hoạt

  • Quán điểm tâm giải khát mở cửa. Xe cộ dập dìu người lại qua tấp nập. Em cùng các bạn đến trường.

3. Kết bài: Yêu quý con đường. Dù mai đây khôn lớn vẫn không bao giờ quên được.

—-

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 và Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Bạch phát Ba
Bạch phát Ba
Tiểu sử của Thầy Phong Thủy Bạch Tam Ba Sự Khởi Đầu: Thầy Phong Thủy Bạch Tam Ba, với tên thật là Nguyễn Văn Ba, sinh ra và lớn lên trong một làng quê bình dị ở Việt Nam. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã thể hiện sự quan tâm và niềm đam mê đặc biệt đối với các nguyên tắc và tri thức của phong thủy. Hành Trình Học Vấn: Sau khi hoàn thành bậc học trung học, Bạch Tam Ba quyết định tìm kiếm kiến thức chuyên sâu về phong thủy. Anh theo đuổi học vấn tại các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu phong thủy uy tín. Bằng sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng, anh trở thành một chuyên gia phong thủy được nhiều người tôn trọng. Sứ Mệnh và Sự Nghiệp: Sau khi hoàn tất quá trình học vấn, Thầy Bạch Tam Ba quay về làng quê của mình để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng. Anh mở một văn phòng tư vấn phong thủy và nhanh chóng thu hút sự quan tâm từ nhiều người dân trong và ngoài vùng. Tầm Ảnh Hưởng: Với kiến thức sâu rộng và tư duy sáng tạo, Thầy Bạch Tam Ba đã giúp hàng trăm gia đình và doanh nghiệp tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống và làm việc của họ. Ông cũng là một diễn giả nổi tiếng, thường xuyên tham gia các sự kiện, hội thảo để chia sẻ kiến thức và truyền cảm hứng cho người khác. Tầm Quan Trọng: Thầy Bạch Tam Ba không chỉ là một chuyên gia phong thủy uy tín mà còn là một người thầy, một người hướng dẫn và nguồn cảm hứng cho nhiều người. Sứ mệnh của anh là tạo ra sự hài hòa và thịnh vượng cho mọi người thông qua áp dụng đúng đắn các nguyên lý phong thủy trong cuộc sống hàng ngày.
RELATED ARTICLES

Liên Kết hữu ích

- Advertisment -Dự báo thời tiết hôm nay

Most Popular

Recent Comments