back to top
Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024
HomeĐông YBàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều...

Bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Kết quả thống kê ở Mỹ cho thấy, có tới 30% nam giới và 40% phụ nữ ở Hoa Kỳ bị bàng quang tăng hoạt. Thế nhưng, nhiều người bệnh lại không biết hoặc ngại ngùng không dám chia sẻ khiến cho cuộc sống bị ảnh hưởng hoặc gặp phải biến chứng. Các chuyên gia Tiết niệu Thận học cho rằng, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị và chăm sóc hiệu quả tình trạng này để người bệnh có thể cảm thấy thoải mái hơn.

bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt hay bàng quang hoạt động quá mức (Overactive bladder – OAB) là tình trạng co bóp không đúng lúc của bàng quang, gây ra cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, đột ngột và khó kiểm soát. Người bị bàng quang tăng hoạt có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm và cũng có thể bị tiểu gấp. Do đó, nếu có tổng số lần đi tiểu trên 8 lần/ngày hoặc trên 2 lần vào ban đêm, bạn nên nghĩ đến chứng bàng quang tăng hoạt. (1)

bàng quang tăng hoạt là gì

Tình trạng bàng quang hoạt động quá mức không gây nguy hiểm, nhưng có thể khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến công việc và gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. May mắn là bàng quang tăng hoạt có thể được chẩn đoán nhanh chóng và điều trị hiệu quả, trả lại sự tự tin cho người bệnh.

Triệu chứng bàng quang tăng hoạt

Theo các chuyên gia Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, nếu bị bàng quang tăng hoạt, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Cảm thấy đột ngột muốn đi tiểu và sợ bị rò rỉ nước tiểu
  • Tiểu gấp ngay khi vừa có cảm giác buồn tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên, trên 8 lần trong 24 giờ
  • Thức dậy hơn 2 lần trong đêm để đi tiểu

Nguyên nhân khiến bàng quang hoạt động quá mức

Nguyên nhân gây bệnh bàng quang rất đa dạng và đến nay vẫn còn chưa được khảo sát đầy đủ. Song, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là:

1. Co thắt bàng quang không chủ ý

Bàng quang hoạt động quá mức xảy ra do các cơ của bàng quang co thắt một cách không chủ ý, ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang của bạn thấp. Những cơn co thắt không tự chủ này tạo ra nhu cầu đi tiểu gấp ở người bệnh. Ngoài ra, người bị co thắt bàng quang không chủ ý có thể do:

  • Rối loạn về thần kinh như đột quỵ, bệnh đa xơ cứng…
  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ
  • Bất thường trong bàng quang như khối u hoặc sỏi
  • Các yếu tố cản trở dòng chảy của bàng quang như phì đại tuyến tiền liệt, táo bón hoặc do người bệnh từng trải qua các cuộc phẫu thuật trước đó để điều trị chứng tiểu không kiểm soát

2. Các yếu tố khác có thể liên quan đến các tình trạng bàng quang tăng hoạt:

  • Người dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc gây cảm giác khát, muốn uống nhiều nước
  • Người tiêu thụ quá nhiều caffeine hoặc rượu bia
  • Người bị suy giảm chức năng nhận thức do lão hóa, khiến cho tín hiệu từ não đến bàng quang bị rối loạn
  • Người đi đứng khó khăn nên khi bàng quang đầy, không kịp vào nhà vệ sinh
  • Người thường không tiểu sạch có thể dẫn đến các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt vì ít không gian lưu trữ nước tiểu

3. Các yếu tố nguy cơ

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi có nhiều nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt và gặp các vấn đề về đường tiết niệu do tăng sinh tuyến tiền liệt, bệnh tiểu đường…
  • Nhận thức suy giảm: Những người từng bị đột quỵ hoặc mắc bệnh Alzheimer cũng có nhiều nguy cơ gặp tình trạng này. Bởi não bộ mất khả năng kiểm soát việc quản lý bàng quang, thời gian tích nước và nhắc nhở đi tiểu…
  • Người mang thai nhiều lần: Nhóm người này sẽ dễ bị suy yếu cơ sàn chậu, dẫn đến tình trạng bàng quang tăng hoạt, tiểu không kiểm soát…
Tham Khảo Thêm:  Rối loạn tiểu tiện và những nguy cơ tiềm ẩn

Biến chứng bàng quang tăng hoạt

Tình trạng tiểu không kiểm soát tuy không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, khi không được điều trị đúng cách người bệnh phải đối mặt với các vấn đề sau:

  • Thường xuyên viêm nhiễm đường tiết niệu, các phần phụ
  • Cảm thấy tự ti, bất an, thậm chí là trầm cảm
  • Rối loạn giấc ngủ và chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn
  • Gặp nhiều vấn đề liên quan đến tình dục

Phương pháp chẩn đoán

Theo các chuyên gia Tiết niệu Thận học, để đưa ra phương án điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp như sau:

1. Hỏi tiền sử bệnh

  • Người bệnh sẽ được hỏi về các triệu chứng gặp phải, thời gian bao lâu và mức độ ảnh hưởng lên cuộc sống. Tiền sử bệnh sẽ bao gồm câu hỏi về các vấn đề sức khỏe trong quá khứ và hiện tại của người bệnh.
  • Đồng thời, người bệnh cũng nên mang theo danh sách các loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn đang dùng. Bác sĩ cũng có thể hỏi người bệnh về thói quen ăn uống, lượng chất lỏng nạp vào ban ngày và ban đêm…

2. Khám sức khỏe

  • Để tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, bác sĩ cũng có thể sờ bụng và khám các cơ quan trong khung chậu và trực tràng… bằng các dụng cụ chuyên dụng.
  • Để đánh giá mức độ bất thường, người bệnh sẽ được yêu cầu ghi nhật ký bàng quang trong một vài tuần để đánh giá các triệu chứng hàng ngày. Thông tin bao gồm: số lần đi vệ sinh, thời điểm bị rò rỉ nước tiểu… để kiểm tra: thời điểm và lượng chất lỏng nạp vào; số lần và khoảng thời gian đi vệ sinh; tần suất của cảm giác khẩn cấp; thời điểm và mức độ nước tiểu bị rò rỉ…

3. Các phương pháp xét nghiệm khác

  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc máu
  • Chụp bàng quang để đo lượng nước tiểu trong bàng quang sau khi đi vệ sinh.
  • Các xét nghiệm khác như soi bàng quang hoặc đo niệu động học cũng có thể được chỉ định khi bác sĩ cần kiểm tra sâu hơn.

xét nghiệm nước tiểu

Phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh bàng quang tăng hoạt mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, tuân thủ nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp và có thể riêng lẻ hoặc phối hợp nhiều liệu pháp cùng một lúc.(2) Cụ thể như sau:

1. Thay đổi lối sống

Để điều trị bàng quang tăng hoạt, trước tiên các bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh thay đổi lối sống. Những thay đổi này cũng có thể được gọi là liệu pháp hành vi nhằm mang đến những chuyển biến tích cực cho sức khỏe. Theo đó, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên:

  • Hạn chế thức ăn và đồ uống tác động lên bàng quang: Có một số loại thực phẩm và đồ uống được biết là có thể gây kích thích bàng quang, tạo nhiều nước tiểu như cà phê, trà, rượu bia, soda và đồ uống có gas, một số trái cây họ cam quýt, cà chua, sô cô la đen, thức ăn cay… Người bệnh nên thử loại bỏ một số loại thực phẩm không phù hợp ra khỏi chế độ ăn uống để cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời bổ sung thêm chất xơ như yến mạch, rau xanh… vào chế độ ăn để cải thiện tiêu hóa.
  • Ghi nhật ký bàng quang: Viết ra giấy số lần đi vệ sinh trong một ngày, thực hiện liên tục 1 tuần có thể giúp bạn hiểu cơ thể mình hơn. Nhật ký này cũng có thể giúp người bệnh mối liên hệ giữa thực phẩm, thuốc điều trị với tình trạng xấu đi của các triệu chứng.
  • Tiểu sạch 2 lần: Điều này có thể hữu ích cho những người gặp khó khăn trong việc làm rỗng hoàn toàn bàng quang. Để thực hiện biện pháp này, sau khi đi vệ sinh, bạn đợi vài giây rồi thử lại một lần nữa để tống sạch nước tiểu ra ngoài.
  • Tập trì hoãn đi tiểu: Để chữa bằng liệu pháp hành vi này, người bệnh nên tập đợi trước khi vào nhà vệ sinh khoảng 1-2 phút rồi dần dần tăng lên, nhằm làm tăng khả năng trữ nước của bàng quang.
  • Đi tiểu đúng giờ: Người bệnh cần tuân theo lịch đi vệ sinh hàng ngày, thay vì đi khi muốn với mục đích ngăn chặn cảm giác khẩn cấp và giành lại quyền kiểm soát bàng quang. Muốn làm được điều này, người bệnh cần phải trao đổi với các bác sĩ để được sắp xếp lịch trình hợp lý.
  • Tập các bài tập giúp thư giãn và làm khỏe cơ bàng quang: Bài tập Kegel là một lựa chọn phù hợp, giúp thắt chặt các cơ vùng chậu nhằm tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu.
Tham Khảo Thêm:  Đi tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường?
bài tập kegel
Bài tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu

2. Điều trị nội khoa và ngoại khoa

  • Dùng thuốc theo toa: Khi các biện pháp thay đổi lối sống không mang đến hiệu quả như mong muốn, bước tiếp theo có thể là dùng thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định bằng dùng thuốc làm giãn cơ giúp ngăn bàng quang co bóp khi chưa đầy. Một số thuốc được dùng dưới dạng uống, gel hoặc miếng dán thẩm thấu qua da.
  • Điều trị bằng cách tiêm botox vào bàng quang: Botox có tác dụng thư giãn cơ của thành bàng quang để giảm tiểu gấp và tiểu không tự chủ. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ và sử dụng ống soi đưa vào bàng quang để tiêm một lượng nhỏ botulinum vào cơ bàng quang. Tác dụng của Botox kéo dài đến 6 tháng và điều trị lặp lại khi các dấu hiệu bàng quang tăng hoạt tái phát.
  • Kích thích thần kinh: Phương pháp này còn có tên gọi khác là điều hòa thần kinh. Phương pháp điều trị này thực hiện gửi các xung điện đến dây thần kinh có chung đường dẫn đến bàng quang, để bàng quang hoạt động bình thường và cải thiện các triệu chứng tăng hoạt. Có hai lại kích thích thần kinh gồm: kích thích thần kinh cùng và kích thích thần kinh chày. Mỗi liệu trình thường gồm 12 lần, tùy thuộc tình trạng bệnh.
  • Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột non (hồi tràng): Với những bàng quang có thể tích nhỏ, độ giãn kém… gây bàng quang tăng hoạt, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, bác sĩ sẽ can thiệp bằng biện pháp này. Tuy nhiên, nhược điểm của phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột khá lớn nên người bệnh cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện sau khi đã áp dụng các biện pháp can thiệp ít xâm lấn khác không thành công.
Tham Khảo Thêm:  Bệnh són tiểu ở nam giới và phương pháp điều trị hiệu quả

Phòng ngừa bàng quang tăng hoạt

Lối sống lành mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung và đường tiết niệu nói riêng. Do đó, tình trạng bàng quang tăng hoạt có thể được ngăn ngừa bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên
  • Hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia…
  • Không hút thuốc lá
  • Kiểm soát chặt các bệnh mạn tính
  • Thực hiện bài tập Kegel để làm săn chắc cơ vùng chậu

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.

Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Bàng quang tăng hoạt là một trong những bệnh lý phổ biến, nhất là ở nữ giới cao tuổi. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, mỗi người nên có ý thức chăm sóc sức khỏe, đến bệnh viện chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường để được hướng dẫn và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Lò Văn Bé
Lò Văn Béhttps://bangquang.com
Lò Văn Bé - Chuyên Gia Y Tế Đam Mê Và Tận Tâm 🌿 Xin chào! Tôi là Lò Văn Bé, một chuyên gia y tế với niềm đam mê mãnh liệt và lòng tận tụy với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành y tế, tôi cam kết mang lại dịch vụ chất lượng và sự chăm sóc tận tâm cho mỗi bệnh nhân. 🌟 Dịch Vụ của Chúng Tôi: Tư Vấn Y Khoa: Hỗ trợ bệnh nhân và gia đình hiểu rõ về tình trạng sức khỏe, các phương pháp điều trị và cách duy trì sức khỏe tốt nhất. Điều Trị và Chăm Sóc Bệnh Nhân: Cung cấp các dịch vụ điều trị và chăm sóc toàn diện, từ chẩn đoán đến điều trị và hỗ trợ hồi phục. Tư Vấn Dinh Dưỡng: Tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp để duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Tư Vấn Lối Sống Sức Khỏe: Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để giúp mọi người duy trì lối sống lành mạnh và cân bằng. 🏥 Lợi Ích khi Lựa Chọn Lò Văn Bé: Sự Kinh Nghiệm: Với hơn 20 năm trong ngành y tế, tôi có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú. Sự Tận Tâm: Tôi cam kết đặt lợi ích và sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu trong mọi quyết định và hành động. Sự Hiểu Biết: Tôi luôn lắng nghe và tôn trọng mọi quan điểm của bệnh nhân để đưa ra các phương pháp điều trị và chăm sóc tốt nhất.
RELATED ARTICLES

Liên Kết hữu ích

- Advertisment -Dự báo thời tiết hôm nay

Most Popular

Recent Comments